Di tích lịch sử Nhà thờ Lê Doãn Nhã.

Thứ năm - 23/03/2023 06:30
Nhà thờ Lê Doãn Nhã có tên thường gọi là Nhà thờ Quan Sơn hay Nhà thờ họ Lê thuộc xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Vào thời Nguyễn, Nhà thờ thuộc xã Quan Trường thuộc tổng Quan Trung, huyện Yên Thành, ngày nay là xã Sơn Thành, huyện Yên Thành. Di tích nằm ở vị trí trung tâm làng Tràng Sơn, xã Sơn thành, huyện Yên thành.
         Nhà thờ Lê Doãn Nhã có tên thường gọi là Nhà thờ Quan Sơn hay Nhà thờ họ Lê thuộc xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Vào thời Nguyễn, Nhà thờ thuộc xã Quan Trường thuộc tổng Quan Trung, huyện Yên Thành, ngày nay là xã Sơn Thành, huyện Yên Thành. Di tích nằm ở vị trí trung tâm làng Tràng Sơn, xã Sơn thành, huyện Yên thành.
            1. Tiểu sử ông Lê Doãn Nhã
          Khi đi du lịch về bằng đường hàng không với vé máy bay giá rẻ đi Vinh, du khách sẽ tham quan những di sản văn hóa di tích lịch sử cùng xe đưa đón sân bay Vinh, chỉ cần nhắc tới tên Lê Doãn Nhã, già trẻ lớn bé đều biết. Ông chính là Phó bảng Lê Doãn Nhã – một trong những vị quan thanh liêm và tài giỏi của quê lúa Yên Thành.
 
         Lê Doãn Nhã được biết đến là Phó tướng của Nguyễn Xuân Ôn – Lãnh tụ trong phong trào Cần Vương chống Pháp của xứ Nghệ nói chung, của Yên Thành nói riêng.Lê Doãn Nhã sinh năm 1837 tại làng Tràng Sơn, xã Quan Trường, tổng Quan Trung, huyện Yên thành, tỉnh Nghệ An. Sinh ra và lớn lên ở một vùng đất nghèo, sống trong một gia đình có truyền thống hiếu học, vì thế, thuở nhỏ Lê Doãn Nhã nổi tiếng học giỏi. Năm 1867, ông thi Hương đậu Cử nhân. Năm 1871 ông thi Hội, đậu Phó Bảng, lúc đó ông 35 tuổi. Sau khi đậu Phó bảng, Lê Doãn Nhã được triều đình nhà Nguyễn bổ dụng chức Tri phủ Hải Dương. Ông là vị quan liêm khiết, luôn tận tụy với dân, với nước. Ngoài giờ làm việc ở huyện đường, ông thường xuyên xuống các xã để thăm hỏi tình hình cuộc sống của người dân, thăm hỏi, động viên những gia đình khó khăn trong cuộc sống. Những năm mất mùa đói kém, ông cho quân lính bớt gạo giúp dân cứu đói, thảo tấu tâu về triều đình giảm bớt sưu thuế cho dân làng. Những việc làm của vị quan phụ mẫu xứ Nghệ Lê Doãn Nhã đã được nhân dân Hải Dương hết lòng kính trọng và ca ngợi. Mặc dù sống trong xã hội phong kiến mục nát, dù làm quan nhưng ông không hề kiêu ngạo mà sống chân chính, nghiêm túc. Đặc biệt ông rất căm ghét bọn hào lý, bá trưởng trong làng xã hay bóc lột, ức hiếp người dân nên nhiều lần ông dâng sớ lên nhà vua, xin người trị tội bọn chúng.
Ảnh Nhà thờ Lê Dãn Nhã
Ảnh Nhà thờ Lê Doãn Nhã6
Ảnh Nhà thờ Lê Doãn Nhã5

Ảnh Nhà thờ Lê Doãn Nhã3
               Có một câu chuyện kể về Lê Doãn Nhã khi còn làm quan ở Hải Dương vẫn được nhân dân trong vùng truyền tụng và hết lòng ca ngợi, đó là: Có một lần, hồi ông mới đến Hải Dương nhận chức, có một viên lý trưởng trong làng mang đến biếu ông một túi tiền và một con cò trắng, hỏi rằng: “Ở quê quan lớn thường nấu thịt cò bằng cách nào ngon nhất”. Như đoán biết được ý đồ của viên lý trưởng là muốn đem tiền đút lót quan trên lại dùng con cò trắng để muốn nói rằng con cò sẽ mổ vào mặt ông nếu ông lấy tiền của họ – vẫn còn bằng chứng là lông con cò nên ông chưa vội trả lời. Ông liền sai lính chặt cho ông những roi mây dài để sẵn. Rồi ông từ từ trả lời: “Ở quê tôi thường nấu thịt cò bằng quả mây, hoặc bằng thân mây”. Nói rồi ông cho trói ông lý trưởng lại và lấy roi mây đánh cho một trận và bảo: “Lần sau ngài không được chơi xỏ kiểu đó nữa, nếu không tôi sẽ cách chức ngài”. Sau đó ông lấy số tiền của tên lý trưởng đem phân phát cho dân nghèo trong phủ, trong huyện. Chỉ ít ngày sau, chuyện đó lan ra khắp vùng. Vì thế, suốt thời gian làm việc ở đây, không những không một ai giám đến xin xỏ ông Tri phủ Lê Doãn Nhã nữa mà họ lại hết lời ca ngợi về sự liêm khiết, bản tính cương trực và lòng thương người vô hạn của ông. Ông được nhân dân địa phương vô cùng kính trọng và coi như người thân trong gia đình. Khi biết tin, triều đình đã chuyển ông vào Huế, nhân dân khắp vùng Hải Dương luyến tiếc và muốn lưu giữ ông lại nhưng không được chấp nhận. Sau này trở về kinh đô làm việc, ông tận tụy phụng sự triều đình và nhân dân nhưng do sư mục nát của vua chúa lo ăn chơi sa đọa,hưởng thụ trong khi dân chúng đói khổ .Vì thương dân ông dâng sớ tố cáo bọn quan lại tham nhũng với nhà vua, mong muốn triều đình xứ phạt nghiêm minh,tẩy trừ bọn quan lại, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân. Vốn là một vị quan có tài, liêm khiết, những việc khó triều đình  giao, ông đều hoàn thành. Ông chịu khó học tập, tham khảo ý kiến bạn bè, nhân dân, tìm hiểu căn kẽ nội dung từng công việc để giải quyết có lý, có tình. Vì thế, ông được triều đình nể trọng, nhân dân quý mến. Sống ở chốn kinh thành hào hoa, tráng lệ nhưng Lê Doãn Nhã vẫn giữ được cốt cách đạo lý của người xứ Nghệ nên được giới quan lại trong triều ca ngợi là ông quan vừa đẹp tính, vừa đẹp người, vua tự Đức đã từng ca ngợi ông:        
“Trẫn quan chu công khanh
Chí hữu Phó bảng Lê Doãn Nhã
Quan nhân tướng mạ
          Diệc dị khả nhất”
          Tạm dịch là:
“Trong hàng ngũ làm quan
Có ông Phó bảng Lê Doãn Nhã
Vị quan có  tướng mạo
Đẹp trai vào loại bậc nhất”.
           Lúc bấy giờ ở Nghệ An, do mất mùa sưu cao, thuế nặng nên đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, khắp nơi trộm cướp nổi lên hoành hành, nhân dân phản kháng ở nhiều nơi nên triều đình đã cử Lê Doãn Nhã về Nghệ An làm phó tướng, giúp Chánh sơn phòng sứ là Nguyễn Tài Tuyến ổn định vùng biên cương đang có loạn.Từng là người con của xứ Nghệ nên ông rất hiểu về lòng dân, nay trở lại nhận chức ở quê hương, Lê Doãn Nhã đau lòng vì dân đã đói lại bị giặc cướp, nhà giàu ức hiếp. Vì thế, một mặt ông vừa tổ chức quân đội truy lùng bọn giặc giặc cướp, trừng trị bọn tham quan. Mặt khác, ông vận động những người lầm đường theo phỉ trở về đầu thú làm ăn nên chỉ trong một thời gian ngắn, cuộc sống của nhân dân vùng này đã yên ổn.Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn đã hèn nhát liên tiếp ký các “hàng ước” cắt đất cho Pháp, biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Ông đã cùng các tướng lĩnh khác trong phong trào Cần Vương vùng lên khởi nghĩa.Từng dành được những chiến công vang dội, tuy nhiên, thế nước cũng như hoàn cảnh lịch sử thay đổi, đòi hỏi cần có phương thức đấu tranh mới nên phong trào tan rã.Để ghi nhớ công lao của Lê Doãn Nhã, sau khi ông mất, nhân dân địa phương đã lập đền thờ ông. Đền thờ Lê Doãn Nhã vừa là nơi thờ tự ông và cũng là nơi chứng kiến những hoạt động yêu nư­ớc của vị Phó ­tướng nghĩa quân trong phong trào Cần Vương chống giặc ngoại xâm.Nhà thờ còn là nơi l­ưu giữ những hiện vật quý giá gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp của Lê Doãn Nhã và còn có những giá trị văn hoá tiêu biểu để giáo dục con cháu trên tinh thần của đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.
Ngày nay, khi về với huyện Yên Thành, ngoài nhà thờ , tên của ông còn vinh dự đặt cho trường trung học phổ thông dân lập tại thị trấn.
             2. Nhà thờ Lê Doãn Nhã
          Theo Gia phả dòng họ và theo lời kể của các cụ già trong làng Tràng Sơn cho thấy, nguyên xưa trong khu vực Nhà thờ này có nhà cụ Lê Văn Đăng, thân sinh của cụ Lê Doãn Nhã. Đây chính là nơi Lê Doãn Nhã sinh ra lớn lên, học tập văn chương, võ nghệ và thi đậu Phó bảng rồi ra làm quan. Đặc biệt, từ năm 1885, khi ông trở về quê, dựng cờ khởi nghĩa thì ngôi nhà, khu vườn trở thành nơi hội họp, bàn bạc giữa ông và các nghĩa sỹ của phong trào Cần Vương. Những lúc rảnh rỗi, nó là địa điểm để ông cùng bạn luyện tập võ nghệ, đọc sách báo, ngâm thơ, giải trí. Khi ông hy sinh, ngôi nhà trở thành nơi tưởng niệm người anh hùng và là nơi gặp gỡ, móc nối của nghĩa quân còn lại để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành độc lập cho dân tộc. Sau này con cháu dòng họ Lê sửa sang thành Nhà thờ Lê Doãn Nhã để tưởng nhớ vị lãnh tụ phong trào Cần Vương. Tiếc thay, do chịu sự ảnh hưởng của vùng khí hậu khắc nghiệt, do chiến tranh tàn phá nên một số ngôi nhà, đồ dùng, cây cối không còn nguyên vẹn như xưa, các công trình còn lại trên mảnh đất này có ý nghĩa rất lớn về mặt lịch sử. Trong chiến tranh chống Mỹ, Nhà thờ họ Lê ở làng Tràng Sơn đã bị bom phá huỷ, con cháu đã cất giữ được một số hiện vật, đồ tế khí và mang về phối thờ tại Nhà thờ Lê Doãn Nhã. Từ đó đến nay, Nhà thờ Lê.Doãn Nhã còn có tên là nhà thờ họ Lê.Nhà thờ Lê Doãn Nhã thuộc loại hình di tích Lịch sử – Văn hoá. Đây là nơi sinh ra và lớn lên, học tập, thi đỗ Phó bảng, ngày ra làm quan, nơi đã ghi nhận những hoạt động yêu nước của ông tại quê nhà. Đồng thời, đây cũng là nơi lưu giữ những kỷ vật thiêng liêng của ông cũng như các bậc tiền bối trong quãng đời làm quan. Đến thăm Nhà thờ Lê Doãn Nhã, du khách còn có dịp đến thăm Nhà thờ họ Lê cách đó 300m về hướng Đông,Xung quanh Nhà thờ được bao bọc bởi rất nhiều nhà dân và những rặng tre, khóm chuối, rừng cây tạo nên sự yên bình nhưng cũng vô cùng ấm cúng của làng quê. Đầu làng Tràng Sơn có con sông đào, ngày đêm âm thầm mang dòng nước chứa đựng phù sa tươi mát cho những cánh đồng của xã Sơn Thành. Hiện vật quý nhất trong di tích là tấm bia đá đặt ngoài sân nói về công tích của các vị tiên tổ họ Lê. So với một số bia đá trong di tích của huyện Yên Thành thì bia này là một khối bia có hình khối đơn giản nhưng lại tương đối đẹp. Thân bia là một tảng đá thanh dày, hơi vuông, phía trên có các gờ lồi lõm khác nhau, được khắc chữ hai mặt. Phía ngoài có đường viền thẳng tạo nên những nét đẹp trang nghiêm. Đầu bia chồm ra ngoài, phía trên uốn cong hình mu rùa để mô phỏng tấm bia có hình dáng như một búp hoa. Trên đầu bia lợp thêm một tảng đá có hình củ hành cách điệu. Nhìn tấm bia đá cổ chúng ta như được chiêm ngưỡng một hiện vật khá đơn giản nhưng rất đẹp và chạnh lòng nhớ tới vị tướng họ Lê. Nhìn chung, hai gian Nhà thờ được thiết kế rất đơn giản. Mái nhà lợp ngói, bờ nóc đắp thẳng. Khung nhà được làm bằng gỗ bào trơn, để mộc và không trang trí. Trên các bức tường trang trí chủ yếu bằng các hình vẽ bằng mực,bài trí nội thất cũng rất đơn giản. Nhà Bái đường gồm 3 gian 2 hồi, xây kiểu tường bít đốc, mặt trước có 1 cửa ra vào ở giữa. Hai gian bên được xây tường phía sau, chỉ có gian giữa là để trống không xây tường mà để thông với sân lộ thiên. Gian bên phía tay phải của quý khách đặt một bàn thờ bằng gỗ không trang trí hoa văn. Trên bàn thờ đặt một bát hương gỗ, 2 cọc nến gỗ, hai lọ hoa bằng thủy tinh và một mâm chè bằng gỗ hình vuông với 4 chiếc chén uống bằng sứ. Bàn thờ ở gian bên trái chỉ là một miếng gỗ bằng đặt trên hai chiếc ghế chân hình chữ A. Bên trên bàn thờ có đặt 1 bát hương giống như bên bàn thờ gian phải, 2 cọc nến, 1 lọ hoa và 1mâm chè gỗ hình vuông. Bát hương có đế hình vuông, hai tay cầm được làm cách điệu hình rồng ôm lấy thân bát hương. Bàn thờ gian giữa được xây vuông thành sắc cạnh bằng gạch và vữa tam hợp. Mặt trước của bàn thờ được trang trí bởi hình vẽ một con hổ với đầy đủ các bộ phận bằng mực tàu. Trên bàn thờ đặt một bát hương bằng đá, 2 ống hương bằng tre, 2 cọc nến, 2 mâm chè và lọ hoa bằng ống tre. Phía trước bàn thờ là một bức cửa võng bằng nỉ vải đỏ.Cũng giống như những Nhà thờ khác, Nhà thờ Lê Doãn Nhã cũng được trang trí hai hình Hộ Pháp – những ông từ bảo vệ đền. Hai hình được vẽ trên hai bên tường phía trước nhà Hậu cung. Nhà Hậu cung chỉ có một cửa vào như nhà Bái đường. Trong gian hậu cung có một chiếc chuông đồng của ông Lê Doãn Nhã dùng làm hiệu lệnh tập hợp nghĩa quân trong phong trào Cần Vương. Đây được xem như là một trong những hiện vật quý còn lại trong Nhà thờ.
 
          Đặc biệt, nhà thờ Lê Doãn Nhã còn là nơi ghi nhận những dấu chân cha con của cụ Nguyễn Sinh Sắc, năm 1904 đã đến đây để học tập và trao đổi những vấn đề cứu nước. Đồng thời cũng là nơi ghi nhận những tình cảm tốt đẹp  của con cháu trong dòng họ, nhân dân địa phương tưởng nhớ tới vị Phó tướng của nghĩa quân,người anh hùng đã hy sinh cho dân tộc.
           Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Thành có một ngôi trường THCS mang tên người anh hùng Lê Doãn Nhã và một ngôi trường cấp 3 nằm ở thị trấn Yên Thành cũng mang tên Lê Doãn Nhã. 
Nhà thờ Lê Doãn Nhã đã được xếp hạng là Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia từ năm 1993, là di tích duy nhất cho đến nay được xếp hạng của một xã miền núi huyện Yên Thành và là điểm dừng chân cho bao du khách đến tham quan, tìm hiểu, học tập./.
ĐỊA CHÍ DI TÍCH YÊN THÀNH (Bản thảo) | NHÀ THỜ LÊ DOÃN NHÃ (xã Sơn Thành, huyện Yên Thành)
 

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 2.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây